Final Fantasy II WiKi

Final Fantasy II (ファイナルファンタジーII/Fainaru Fantajī Tsūlà phiên bản thứ 2 của series Final Fantasy. Game gây được nhiều sự chú ý bởi là game RPG console đầu tiên được đầu tư cốt truyện chuyên sâu và cũng là phần đầu tiên trong series giới thiệu đến người chơi những yếu tố sau này trở thành đặc trưng của thương hiệu Final Fantasy như Chocobo hay nhân vật Cid. Nó còn đặc trưng cho việc thay thế hệ thống điểm kinh nghiệm cổ điển bằng hệ thống mới, tại đó những chỉ số của nhân vật tăng lên dựa vào việc họ cần gì và dùng nhiều như thế nào. Nói cách khác, nhân vật thường sử dụng magic sẽ có độ thành thạo tăng nhanh hơn nhân vật chuyên về tấn công vật lý. Hệ thống này được gọi là skill-based advancement, sau này được áp dụng lại trong Final Fantasy XI.

Mặc dù không được áp dụng nhiều cho những phần sau này của series nhưng hệ thống này đã được chỉnh sửa và dùng cho series Saga cũng do Square sản xuất. Trò chơi này thực chất được Akitoshi Kawazu thiết kế (người sau này thiết kế cho series SaGa), nhiều hơn là Hironobu Sakaguchi, cha đẻ của Final Fantasy. Do tính phổ biến của series ở Mỹ trong những năm 90, Final Fantasy II là game đầu tiên được fan chuyển ngữ, trong trường hợp này là do NeoDemiforce. Final Fantasy II ban đầu được Nobuo Uematsu soạn nhạc, đây là lần thứ 17 ông tham gia viết nhạc cho video game. Sau này trong các bản làm lại cho WonderSwan Color, PlayStaytion, Gameboy Advance và PlayStaytion Portable, người đảm nhiệm phần âm nhạc là Tsuyoshi Sekito.

Final Fantasy II

ファイナルファンタジーII (Fainaru Fantajī Tsū)
Phát triển: Square Co.,Ltd
Phát hành: Square Co.,Ltd
Ngày phát hành:

Hiển thị
Phiên bản Famicom: 17/12/1988 (JP)

Phiên bản Wonderswan Color: 03/05/2001 (JP)

Phiên bản PlayStation: 31/10/2002 (JP), 14/03/2003 (EU), 08/04/2003 (NA)

Phiên bản Game Boy Advance: 29/07/2004 (JP), 29/11/2004 (NA), 03/12/2004 (EU), 18/11/2004 (AU)

Phiên bản Mobile Phone: 04/02/2005 (JP)

Phiên bản PlayStation Portable: 07/06/2007 (JP), 24/07/2007 (NA), 08/02/2008 (EU)

Phiên bản Wii Virtual Console: 16/06/2009 (JP)

PlayStation Network: 08/07/2009 (JP-PSONE), 02/03/2011 (AU-PSP), 10/01/2012 (NA)

Phiên bản iOS: 25/02/2010

Phiên bản Android: 21/12/2012

Thể loại: Game nhập vai
Hệ máy: Nintendo Entertainment System, WonderSwan Color, PlayStation, Game Boy Advance, NTT DoCoMo FOMA 901i, PlayStation Portable, PlayStation Network, iOS

 

GAMEPLAY

Final Fantasy II là phần duy nhất trong series Final Fantasy không sử dụng hệ thống lên level bằng điểm kinh nghiệm. Thay vì nhận điểm sau mỗi trận đấu, mỗi nhân vật sẽ phát triển kĩ năng dựa trên việc họ làm gì trong trận đấu đó. Ví dụ, nhân vật hay sử dụng một loại vũ khí (kiếm, cung, rìu v.v…) sẽ trở nên thông thạo với loại đó hơn, và sức mạnh vật lí cũng tăng lên.

Độ thành thạo của nhân vật với 7 loại vũ khí và khiên đỡ được thể hiện trong màn hình Status (phiên bản GBA)

Tương tự như vậy, nhân vật thường xuyên thi triển một phép thuật cố định sẽ học được cách dùng những cấp cao hơn của loại phép đó, đồng thời chỉ số phép thuật của người đó tăng lên. HP và MP, tăng lên phụ thuộc vào nhu cầu: nhân vật nào sau khi kết thúc trận đấu mà chỉ còn một lượng nhỏ sức khỏe sẽ tăng số HP tối đa lên, còn nhân vật sử dụng hầu hết MP trong trận đấu sẽ tăng số MP tối đa.

Một số lỗi liên quan đến hệ thống mới này vẫn còn tồn tại đến tận các phiên bản được làm lại về sau. Lỗi lớn nhất nằm ở khả năng hủy bỏ lệnh đã ra trước đó nhưng vẫn nhận được điểm tăng như là đã thi triển hành động. Nguyên nhân của việc này có thể nằm ở hệ thống chiến đấu theo lượt của game cho phép người chơi ra lệnh cho cả 4 nhân vật trong nhóm một lúc. Bất cứ lúc nào trước khi lệnh cho nhân vật cuối cùng được đưa ra, bạn đều có thể nhấn nút quay trở về nhân vật trước để ra một lệnh khác.

Menu của bản PSP

Vì có rất nhiều chỉ số, như khả năng thành thạo vũ khí và phép thuật, được tính dựa trên số lần những lệnh liên quan được sử dụng, nên chỉ cần một chút kiên nhẫn là đã có thể nhanh chóng đạt được độ thành thạo chỉ trong một lượt battle. Một vấn đề tương tự được biểu lộ trong cách mà HP tăng lên, cho phép nhân vật tấn công chính đồng đội của mình để giúp tăng số HP tối đa của họ lên. Những điều này vẫn được lặp lại trong bản chuyển đổi sang WonderSwan Color và PlayStation. Bản dành cho Gameboy Advance đã sửa được lỗi trong việc hủy bỏ lệnh nhưng mẹo tăng HP thì vẫn còn. Một vài thay đổi khác cũng được thực hiện trong bản trên GBA, bao gồm phương pháp tăng lượng HP tối đa ngoài những cách trên để làm giảm độ khó của game.

Nhóm chiến đấu của người chơi bao gồm 4 người, 3 trong số đó hiện diện trong suốt trò chơi, vị trí thứ tư thay đổi lần lượt qua khá nhiều nhân vật lần lượt được xuất hiện. Final Fantasy II là game đầu tiên trong series cho phép một nhân vật được đặt ở hàng sau (back row) trong trận chiến. Nhân vật này không bị sát thương bởi hầu hết những đòn tấn công vật lí nhưng có thể bị tấn công bằng cung tên hoặc phép thuật. Tương tự, kẻ thù cũng có thể sắp xếp 4 hàng đôi (vì tối đa chỉ có 8 quái vật xuất hiện một lúc). Chỉ có hai hàng gần nhóm của người chơi nhất mới bị chịu đòn vật lí, sau khi đánh bại 2 hàng đó, người chơi mới có thể tấn công vào hai hàng sau.

Trong suốt trò chơi, khi hội thoại với các NPC, người chơi sẽ có khả năng “học” những từ hoặc câu đặc biệt, sau này sử dụng lại với NPC khác để tìm thêm thông tin hoặc mở được hành động mới. Một vài item đặc biệt cũng dùng với NPC để có công dụng tương tự.

NHÂN VẬT

Final Fantasy II là game đầu tiên có một dàn nhân vật cụ thể với tên và tiểu sử rõ ràng. 3 nhân vật đầu không bao giờ có thể thay đổi, trong khi nhân vật thứ 4 thì thường xuyên.

– Firion: Nhân vật chính, người được nhận nuôi vào gia đình Maria và Leon, bạn thời thơ ấu của Guy, anh luôn muốn tiêu diệt đế chế với hi vọng trả thù cho gia đình mình.
– Maria: Bạn từ nhỏ với Firion và Guy, là nhân vật nữ chính. Cô lên đường du hành để tìm người anh trai Leon, người bị mất tích sau lần đế chế tấn công.
– Guy: Bạn của Firion và Maria. Anh bị chứng nói năng khó khăn nhưng lại có khả năng trò chuyện với động vật. Tuy nhiên khả năng độc nhất vô nhị này chỉ được dùng đúng 1 lần trong trò chơi.
– Leon: Anh trai của Maria, Dark Knight mới của Palamecia. Anh bị mất tích trong lần Fynn bị tấn công, sau này trở thành tay sai đắc lực nhất cho hoàng đế. Về cuối game, anh quay lại giúp đỡ 3 nhân vật chính đánh bại kẻ thù cuối cùng.
– Minwu: Là một White Mage và là cố vấn riêng của Hilda. Anh tham gia nhóm trong những chuyến phiêu lưu đầu tiên và theo học ma thuật.
– Josef: Một thợ mỏ, người giúp cho quân kháng chiến tìm được Mythril, tham gia nhóm một thời gian ngắn nhưng đóng góp rất to lớn.
– Gordon: Hoàng tử xứ Kashuan, rút lui khỏi chiến trường sau khi anh trai Scott hi sinh trong trận chiến Fynn. Luôn coi mình là kẻ hèn nhát, anh muốn chứng tỏ mình xứng đáng thừa hưởng giang sơn nên đã tham gia hành trình cùng Firion và bạn bè chống lại đế chế.
– Leila: Một cướp biển âm mưu đánh cướp nhóm, nhưng thủy thủ đoàn của cô quá yếu nên Firion, Maria và Guy dễ dàng đánh bại. Cô đã hoàn lương và quyết định chỉ tấn công đế chế.
– Ricard Highwind: Kị sĩ cuối cùng của Deist. Bị mặc kẹt trong Leviethan một thời gian, anh rất háo hức được quay về để ngăn chặn đế chế với mục tiêu trả thù cho những đồng đội đã ngã xuống.
– Scott: Hoàng tử vùng Kashuan, anh trai Gordon.

Final Fantasy II là game đầu tiên có một dàn nhân vật cụ thể với tên và tiểu sử rõ ràng. 3 nhân vật đầu không bao giờ có thể thay đổi, trong khi nhân vật thứ 4 thì thường xuyên.

– Firion: Nhân vật chính, người được nhận nuôi vào gia đình Maria và Leon, bạn thời thơ ấu của Guy, anh luôn muốn tiêu diệt lại đế chế với hi vọng trả thù cho gia đình mình.
– Maria: Bạn từ nhỏ với Firion và Guy, là nhân vật nữ chính. Cô lên đường du hành để tìm người anh trai Leon, người bị mất tích sau lần đế chế tấn công.
– Guy: Bạn của Firion và Maria. Anh nói khá khó khăn nhưng lại có khả năng nói chuyện với động vật. Tuy nhiên khả năng độc nhất vô nhị này chỉ được dùng đúng 1 lần trong trò chơi.
– Leon: Anh trai của Maria, Dark Knight mới của Palamecia. Anh bị mất tích trong lần Fynn bị tấn công, sau này trở thành tay sai đắc lực nhất cho hoàng đế.
– Minwu: Là một White Mage và là cố vấn riêng của Hilda. Anh tham gia nhóm trong những chuyến phiêu lưu đầu tiên và theo học ma thuật.
– Josef: Một thợ mỏ, người giúp cho quân kháng chiến tìm được Mythril, tham gia nhóm một thời gian ngắn nhưng đóng góp rất to lớn.
– Gordon: Hoàng tử xứ Kashuan, rút lui khỏi chiến trường sau khi anh trai Scott hi sinh trong trận chiến Fynn. Luôn coi mình là kẻ ngu ngốc, anh muốn chứng tỏ mình xứng đáng thừa hưởng giang sơn nên đã tham gia hành trình cùng Firion và bạn bè chống lại đế chế.
– Leila: Một cướp biển âm mưu đánh cướp nhóm, nhưng thủy thủ đoàn của cô quá yếu nên Firion, Maria và Guy dễ dàng đánh bại. Cô đã hoàn lương và quyết định chỉ tấn công đế chế.
– Ricard Highwind: Kị sĩ cuối cùng của Deist. Bị mặc kẹt trong Leviethan một thời gian, anh rất háo hức được quay về để ngăn chặn đế chế với mục tiêu trả thù cho những đồng đội đã ngã xuống.
– Scott: Hoàng tử vùng Kashuan, anh trai Gordon.

CỐT TRUYỆN

Nền hoà bình của thế giới đang bị đe doạ. Hoàng đế xứ Palamecia đã triệu hồi những loài quái vật từ địa ngục và bắt đầu dã tâm chinh phục toàn thế giới. Một đội quân kháng chiến đứng lên từ Vương quốc Fynn để ngăn chặn kế hoạch của Hoàng đế. Thế nhưng lâu đài của họ đã sụp đổ trong một cuộc tấn công tổng lực của quân đội đế quốc. Không còn cách nào khác, quân khởi nghĩa buộc phải rút lui về thị trấn hẻo lánh Altair. 4 thanh niên trẻ tuổi xứ Fynn bị kẻ thù truy sát. Họ đã mất tất cả gia đình. Tuy nhiên hành trình chạy trốn của họ chưa dừng lại ở đó…

Câu chuyện của Final Fantasy II kể về cuộc hành trình của 4 thiếu niên tại vương quốc Fynn tên là Firion, Maria, Guy và Leon. Cha mẹ họ bị giết trong một lần quân đội Palamecia tấn công. Nhà vua của đế quốc này đã triệu hồi quái vật từ địa ngục để âm mưu thôn tính thế giới. Khi chạy trốn khỏi quân đội của Hoàng đế, 4 người bị tấn công và bỏ mặc cho chết dần. Firion, Maria cùng Guy được lực lượng kháng chiến Wild Rose của công chúa Hilda cứu sống và đưa về thị trấn Altair, còn Leon bị mất tích. Họ đề nghị gia nhập nghĩa quân nhưng Hildar từ chối vì nhóm còn quá trẻ và không có kinh nghiệm chiến đấu.

Sau khi Hilda nhờ Firion, Maria, Guy đến Fynn nói chuyện với hoàng tử Scott, họ lên đường và biết rằng Scott đang ở một nơi bí mật trong thành phố. Khi họ tìm được hoàng tử trong căn phòng bí mật ở quán bar thì anh đang trong những phút giây hấp hối nhưng anh vẫn kịp tiết lộ cho họ biết sự sụp đổ của Fynn thực chất là do Bá tước Borghen phản bội. Anh cũng nói cho nhóm biết về người em trai Gordon của mình, người có một sức mạnh rất lớn. Scott trao cho Firion chiếc nhẫn, nhờ anh đem về cho Hilda và nói với cô anh mãi mãi yêu cô. Nhóm quay trở về Altair, Firion đưa cho Hilda chiếc nhẫn. Cô nhận ra đây là nhẫn của Scott và muốn Firion giữ nó, nói rằng đây là nhẫn của một người đàn ông quả cảm. Hilda sau đó yêu cầu nhóm đến Salamand để tìm Mythril. Josef, một thành viên trong quân kháng chiến đã được cử đi tìm nhưng đến giờ vẫn bặt vô âm tín. Minwu cũng gia nhập nhóm trong nhiệm vụ này.

Cả nhóm tìm được Josef nhưng ông từ chối tiết lộ bất cứ thông tin nào do đế chế Palamecian đã bắt cóc con gái Josef là Nelly. Borghen đe dọa sẽ giết cô nếu như ông giúp đỡ quân kháng chiến. Nhóm đi tới Thác nước Semitt nơi Nelly bị giam giữ và giải thoát cho Nelly và cả Paul, một tên trộm cũng của quân kháng chiến. Sau khi đánh bại một trong số các Sergeant, họ lấy được Mythril và quay về Altair.

Tại đây thợ rèn Tobul đã tạo ra những vũ khí Mythril cho quân kháng chiến, nhóm nhân vật chính di chuyển tới Bafsk. Đế quốc Palamecian bắt dân chúng phải tham gia xây dựng một chiếc airship khổng lồ mang tên Dreadnought. Việc chế tạo đặt dưới sự giám sát của một nhân vật được biết đến dưới cái tên Dark Knight nhưng người này đã bị gọi về khi đế chế bị mất Mythril, thay vị trí đó là Borghen. Việc này tạo cho nghĩa quân cơ hội tuyệt vời để phá hủy Dreadnought trước khi nó hoàn thành. Nhưng trước khi nhóm kịp tiếp cận với chiếc airship từ Bafsk Sewers thì Dark Knight, thực chất chưa bao giờ rời khỏi Bafsk, xuất hiện và đoạt lấy Dreadnought.

Tàu Dreadnought cất cánh

Airship Dreadnought sau đó tấn công các thành phố Poft, Paloom, Gatrea và Altair nhưng may mắn là căn cứ bí mật không hề hấn gì. Minwu rời nhóm để ở lại chăm sóc cho Nhà vua đang bị ốm. Sau khi nói chuyện với Cid, người sở hữu các airship khác trên thế giới, một kế hoạch sử dụng Sunfire ở Pháo đài Kasuhan được đề ra, nhưng để vào đó họ cần có Goddess Bell hoặc tiếng nói của một người Kashuan. Josef giúp cho nhóm vào được Động Tuyết (Snow Cave) và tại đó họ tìm được chiếc chuông cần thiết. Trên đường ra, nhóm bị Borghen tấn công, dù bị đánh bại nhưng hắn vẫn kịp đẩy 1 tảng đá để đè chết mọi người. Josef đã dùng sức ngăn tảng đá lại cho cả nhóm chạy thoát nhưng ông đã hi sinh.

Cái chết của Josef

Mặc dù rất đau buồn nhưng vì muốn trả thù cho Josef, nhóm lại lên đường tới vương quốc hoang tàn Kashuan để tìm Sunfire. Họ dùng Goddess Bell để vào trong pháo đài, tại đây họ gặp Gordon, người giúp họ tìm được Ngọn đuốc Egil (Egil’s Torch), thứ duy nhất có thể dùng để mang Sunfire. Nhóm đánh bại một Red Soul để lấy ngọn đuốc và tiếp nhận Sunfire. Khi trở ra, họ chứng kiến cảnh airship của Cid bị tàu Dreadnought bắt đi sau đó dừng chân ở phía nam để tiếp nhiên liệu. Cả nhóm tới đó, giải thoát cho Cid (và cả Hilda vì cô đang ở trên tàu của Cid). Sau đó họ ném Sunfire vào buồng máy trên tàu Dreadnought do Cid chỉ đường để phá hủy nó một lần và mãi mãi.

Nhóm chiến thắng trở về Altair nhưng nhận được hung tin là nhà vua sắp qua đời. Với chút sức lực còn lại, ngài đã lập ra một cuộc tấn công gồm 3 mũi đánh vào đế chế để giành lại Fynn. Theo kế hoạch, Minwu sẽ tiến về Mysidia để đoạt lấy Ultima, một bộ sách ma thuật tối thượng; Gordon chỉ huy quân nổi dậy tấn công trực tiếp vào Fynn; còn nhóm Firion đi tới đảo quốc Deist tìm sự trợ giúp của các Kị sĩ rồng. Hilda bắt đầu có những cư xử kỳ lạ và lui vào ở lỳ trong phòng riêng. Nhờ sự trợ giúp của Leila, thuyền trưởng một tàu cướp biển, nhóm tới được Deist nhưng các kỵ sĩ ở đây đã bị đánh bại và ở đó chỉ còn một con rồng (Wyvern) duy nhất còn lại, nhưng nó cũng đang hấp hối do bị đế quốc đầu độc. Nó giao cho nhóm quả trứng rồng cuối cùng, nhờ họ đem tới ngâm trong dòng nước nóng ở đáy hang Deist để giúp quả trứng có thể nở và tăng tốc quá trình sinh trưởng.

Mọi người trắng tay quay trở về Altair. Họ bất ngờ phát hiện ra rằng Hilda mà họ cứu trên Dreadnought là giả mạo, đó là Nữ hoàng Lamia đóng vai. Họ cũng được biết Hilda đang bị đem ra làm giải thưởng tại Đấu trường Palamecia. Nhóm cùng với Gordon lập tức lên đường đến đấu trường, đánh bại Behemoth để cứu lấy Hilda. Nhưng Hoàng đế, người đang quan sát trực tiếp trận đấu đã nhận ra và ném nhóm vào một hầm ngục. Họ được đạo chích Paul giải thoát. Hilda cùng Gordon trốn thoát trong khi những người còn lại đánh lạc hướng bọn lính canh.

Một cuộc tấn công vào Lâu đài Fynn được chuẩn bị, do Firion, Maria, Guy, Leila chỉ huy. Viên tướng giữ thành – Gottos bị đánh bại, nghĩa quân giành được chiến thắng quan trọng. Nhưng lúc này Minwu và bộ sách Ultima đã mất tích nên Gordon đã nhờ nhóm đi tìm Minwu ở Tháp Mysidian. Sau khi nhận được Crystal Rod, họ đi tới ngọn tháp nhưng lại bị quái Leviathan nuốt chửng. Bị đắm tàu và thất lạc Leila, nhóm đành phải tự tìm đường từ trong bụng Leviathan lên đến miệng nó. Tại đây họ gặp Kị sĩ rồng Ricard Highwind, đánh bại một con Roundworm, lấy lại được tàu. Rồi họ tiếp tục đi tới Tháp Mysidian, đánh bại Fire Gigas, Ice Gigas và Thunder Gigas, tìm thấy Minwu trong Căn phòng Phong ấn lúc này đang tuyệt vọng không tìm được cách phá hủy nó để tìm Ultima. Trong nỗ lực cuối cùng, Minwu đã thành công nhưng cái giá phải trả là quá đắt – cái chết của chính bản thân anh.

Minwu phá bỏ phong ấn của Ultima

Nhóm lấy Ultima rồi trở lại Fynn nhưng có gì đó không ổn. Thành phố Altair, Gatrea, Paloom và Poft bị một lực lượng bí ẩn mang tên Cyclone phá hủy, thậm chí cả thế giới có nguy cơ bị san phẳng nếu cả nhóm không tìm được cách ngăn chặn. Tuy nhiên, Gordon có ý định nhờ con rồng cuối cùng giúp đỡ tìm Cyclone.

Bên trong Cyclone

Cuối cùng nhóm đánh bại được Hoàng đế ở Cyclone. Sau đó Leon, anh trai mất tích của Maria, người được mệnh danh Dark Knight và cánh tay phải của Hoàng đế đã quyết định tự phong cho mình làm vị vua mới. Cid, hấp hối sau cuộc tấn công ở Paloom, trao lại cho nhóm Airship của ông/ Firion cùng đồng đội bay tới Palamecia để ngăn Leon lại nhưng khi nhóm đối mặt với Leon thì Hoàng đế quay trở lại từ Địa ngục, mạnh hơn bao giờ hết với mục đích đưa Địa ngục nhập vào thế giới hiện tại, không quan tâm gì đến Palamecia nữa. Ricard Highwind ở lại Lâu đài Palamecia chiến đầu với Hoàng đế để nhóm cùng Leon trốn thoát nhưng Ricard bị giết gần như tức khắc. Sau cái chết của Kị sĩ rồng cuối cùng, Hoàng đế Bóng đêm cho xây dựng Lâu đài Pandaemonium, thành trì vững chãi cho Chúa tể Địa ngục để hắn có thể tạo ra một đế chế mới. Quay trở về Deist và nhận được Excalibur, thanh gươm báu của các Kị sĩ, nhóm băng qua đường hầm Jade, tiến vào Pandaemonium từ dưới lòng đất. Trong lâu đài, nhóm đã đánh bại rất nhiều tay sai cực mạnh của tên Hoàng đế, có cả Tướng quân Borghen đầu thai.

Hoàng đế Mateus ở trong Pandaemonium

Một trận chiến ác liệt diễn ra khi Hoàng đế âm mưu đập tan hi vọng cuối cùng của mọi nỗ lực chống lại hắn. Mặc dù rất mạnh, có khả năng gọi được cả thiên thạch nhưng Hoàng đế vẫn bị đánh bại và bị đày xuống địa ngục. Firion cùng mọi người trở về Lâu đài Fynn, nơi Hilda, Gordon, Nelly, Leila, Paul đang chờ để chúc mừng chiến thắng của họ. Kết thúc cuộc chiến, một cuộc sống mới đang chờ đón tất cả. Tuy nhiên, Leon quyết định ra đi vì hoài nghi về tương lai của mình sau khi đã có quá nhiều sự việc xảy ra giữa anh và mọi người. Dù Maria ngăn cản, Firion vẫn để cho Leon ra đi nhưng lại nhắn nhủ rằng luôn có một chỗ dành cho anh ở Fynn, nơi anh thuộc về.

Những con quái vật từ Địa ngục biến mất hoàn toàn khỏi mặt đất và thế giới lại được hưởng thái bình, thoát khỏi những ký ức kinh hoàng và vinh danh những anh hùng trẻ tuổi đã cứu sống tất cả.

Soul of Rebirth

Trong phiên bản dành cho máy Gameboy Advance và PlayStation Portable có một câu chuyện mới mang tên Soul of Rebirth kể về bốn thành viên đã chết khi bảo vệ Firion cùng đồng đội để giúp họ đánh bại Hoàng đế.

Minwu tỉnh dậy trong một hang động bí ẩn. Rồi anh tìm thấy Scott, hoàng tử Kashuan, người đã chết ở đầu game. Sau khi đánh bại một vài tên lính, 2 người gặp Josef đang phải đương đầu với Borghen trong hình thù zombie gớm ghiếc. Cả 3 đánh bại được Borghen và bắt đầu tìm hiểu xem họ đang ở đâu. Trên đường đi họ gặp Ricard đang chiến đấu với Roundworm và hỗ trợ anh tiêu diệt nó. Nhóm tìm được đường ra rồi phát hiện ra rằng mình đang ở thế giới bên kia. Thành phố Machanon được xây dựng làm nơi trú ngụ an toàn cho các linh hồn bị kẹt trong không gian kì lạ này. Tại đây, nhóm tìm thấy Cid, Tobul và những người lính kháng chiến khác đang giúp xây dựng thành phố, họ động viên nhóm tìm hiểu về 2 cánh cổng bí ẩn mới xuất hiện ở Machanon.

Sau khi trải qua những trận chiến khó khăn, Minwu và mọi người vào được cánh cổng thứ nhất dẫn đến Căn phòng Phong ấn, nơi Minwu an nghỉ. Một lần nữa Minwu lại phải phá phong ấn nhưng lần này anh đủ mạnh để làm mà không gây ra chấn thương chết người nào. Nhóm đi vào căn phòng để lấy Ultima nhưng lại chạm trán với kẻ trấn giữ sách phép: Ultima Weapon. Sau một trận chiến dữ dội, nhóm đánh bại được con quái vật và lấy được Ultima.

Còn lại một cánh cổng dẫn đến một cung điện bí ấn. Giống như Pandaemonium trước đó, nơi đây cũng được canh giữ bởi những con quái dữ tợn và chứa một vài trang bị mạnh nhất trong game. Đặc biệt, nhóm Minwu đã tìm ra bốn vũ khí không đâu có dành cho mỗi người: Stardust Rod (Minwu), Wild Rose (Scott), Bracers (Josef) và Wyvern Lance (Ricard).

Cuối cùng nhóm được gặp Hoàng đế Ánh sáng, người muốn được tha thứ cho những hành động sai trái của nửa Bóng tối của mình. Hoàng đế nói rằng ông đã bị cắt làm hai nửa do ngày trước bị đánh bại, nhóm Firion đã hạ được nửa bóng tối trong lâu đài Pandaemonium. Ông cũng giải thích rằng bây giờ họ đang ở Arubboth, đường tới Thiên đàng, họ sẽ được an nghỉ trong yên bình. Nhóm tưởng như đã tin những lời đó nhưng tiềm thức của những người bạn đang còn sống cùng gia đình họ xuất hiện, bảo họ rằng không được tin lời Hoàng đế Ánh sáng vì bản chất của hắn chẳng khác gì Hoàng đế Bóng đêm.

Cả nhóm gặp lại người thân

Mọi người lấy lại được tinh thần chiến đấu và hạ gục Hoàng đế. Sau trận chiến, 4 người anh hùng quay trở về Lâu đài Fynn (hay ít ra là linh hồn họ), nơi họ được chứng kiến những sự kiện xảy ra ở cuối game. Điều này giải thích vì sao Firion lại nhìn thấy ảo ảnh về 4 người trong game gốc. Câu chuyện kết thúc bằng việc Minwu, Scott, Josef, Ricard tan biến dần, có lẽ lần này họ đã tới được Thiên đàng.

ÂM NHẠC

Final Fantasy II gốc do Nobuo Uematsu soạn nhạc và là video game thứ 17 của ông. Trong các bản làm lại trên WonderSwan Color, PlayStation, Gameboy Advance, phần âm nhạc được Tsuyoshi Sekito phụ trách, ông cũng là người sáng tác 2 bản nhạc boss battle mới trong những phần này. Còn có một bộ nhạc nền dành cho bản NES chưa bao giờ được phát hành không rõ lí do. Một vài bài không phải lấy nguyên gốc trong game mà lấy từ bản ba lê Swan Lake (Hồ thiên nga) của Tchaikovsky.

Final Fantasy II có 3 bản nhạc chủ đều không được dùng do Nobuo Uematsu sáng tác: một Airship Theme, bị loại do tính chất quá “vui vẻ” khi so với độ dark của game; một dungeon theme, sau này được dùng lại trong Final Fantasy VI; và một shop theme, bị bỏ vì quá giống với shop theme trong Final Fantasy đầu tiên.

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

Logo phiên bản NES tại Nhật

Không giống như Final Fantasy đầu tiên, người chơi không được phép tự tạo nhân vật cho mình trong Final Fantasy II và cũng không có hệ thống Job. Có 2 lí do cho việc này: Đầu tiên là vì Final Fantasy II muốn tập trung hơn vào cốt truyện và cần những nhân vật cụ thể cho những vai trò nhất định. Lí do thứ 2 bắt nguồn từ ý tưởng về hệ thống mang tính định hướng hơn là phát triển tự nhiên, người chơi có thể không được chọn nhân vật từ đầu nhưng có thể định hướng được các nhân vật có sẵn theo hướng họ muốn. Theo cách này quá trình xây dựng nhân vật sẽ kéo dài trong toàn bộ game. Khi tạo ra hệ thống này, các lập trình viên đã không lường trước được những mánh khoé mà người chơi có thể tận dụng. Khả năng tự đánh vào thành viên trong nhóm để giúp đánh thức nhân vật đang bị dính chiêu Sleep đã được tận dụng để cày level.

Final Fantasy II gốc phát hành cho máy Nintendo Family Computer ở Nhật năm 1988. Có tin đồn rằng Nintendo of America và Square Soft (chi nhánh Bắc Mỹ của Square) sẽ chuyển thể game sang tiếng Anh cho người chơi tại Mỹ như người tiền nhiệm của nó từng làm năm 1990. Sự thật là đã có một dự án như vậy được thông báo và một bản thử nghiệm trên băng cartridge được sản xuất vào năm 1991 với cái tên Final Fantasy: Dark Shadow Over Palakia, nhưng game này đã bị hủy bỏ để dồn sức cho Final Fantasy IV. Trò chơi đã không bao giờ được phát hành bên ngoài châu Á trong nguyên bản. Nhưng bản remake sau của game được dành cho máy Bandai WonderSwan Color, PlayStation (một phần trong bộ Final Fantasy Origins), Gameboy Advance (nằm trong Final Fantasy I & II: Dawn of Souls) và PlayStation Portable. Game lần đầu tiên được phát hành ở châu Âu khi nó trở thành bộ phận trong bộ sưu tập Origins.

Trận chiến đầu tiên trong bản NES

Bản tiếng Anh không được phát hành

Tiếp nối thành công của Final Fantasy năm 1990, Square Soft, chi nhánh Bắc Mỹ của Square bắt đầu làm việc cho dự án chuyển Final Fantasy II sang tiếng Anh. Người được giao nhiệm vụ là Kaoru Moriyama, người sau này dịch lời thoại cho Final Fantasy IVSecret of Mana. Mặc dù đã có một bản beta được sản xuất và game được quảng cáo tại một số đại lí của Square Soft nhưng sự thành công của Super Nintendo Entertainment System, hệ máy kế nhiệm của NES đã khiến Square từ bỏ dự án bản địa hóa Final Fantasy II để chuyển sang Final Fantasy IV (bản này được phát hành dưới tên Final Fantasy II ở Bắc Mỹ để tránh gây nhầm lẫn cho gamer khi nhảy vọt về số thứ tự).

Screenshot từ phiên bản tiếng Anh thử nghiệm trên NES

Dù một bản thử nghiệm trên băng cartridge cho máy NES của Final Fantasy II đã được làm (với phần tiêu đề Dark Shadow Over Palakia), Moriyama vẫn phát biểu là dự án vẫn còn quá nhiều việc cần làm trước khi hoàn thành.

“Chúng tôi có quá ít dung lượng được dùng cho mỗi game, công việc chưa bao giờ là “dịch thuật” một cách đúng nghĩa mà chỉ là băm nhỏ các thông tin ra rồi nhồi chúng lại như cũ… Sếp của chúng tôi hồi đó không hiểu được những việc phải làm cho một phiên bản Anh ngữ”, Moriyama nói.

Phần chữ tiếng Anh của bản thử nghiệm khá ngây ngô và chứa vô số các loại lỗi, nhưng nó là bản sơ bộ duy nhất và bị cắt giảm tương đối nhiều để vừa với ô hội thoại. Dự án sau này bị huỷ bỏ trước khi kịch bản được biên tập kỹ lưỡng.

Poster quảng cáo có chứa hình artwork bản NES của Final Fantasy II và Final Fantasy III. Cả 2 phiên bản gốc đều chưa từng được phát hành tại US

Mặc dù mới ở giai đoạn sơ khai nhưng đã có nhiều chi tiết bị thay đổi so với nguyên gốc do vấp phải các chính sách cấm về tôn giáo mà Nintendo gặp phải. Biểu tượng Star of David trang trí trong một dungeon đã bị thay thế bởi một hình tam giác và hình cây thánh giá biểu trưng cho khuôn mặt của một nhân vật bị chết trong màn hình tạm dừng bị đổi thành hình bia mộ.

Năm 2003, trò chơi cuối cùng cũng được phát hành bằng ngôn ngữ tiếng Anh, là một phần trong Final Fantasy Origins. Nó được làm với đội ngũ dịch hoàn toàn mới dưới sự giám sát của Akira Kashiwagi. Sản phẩm fan translation của NeoDemiforce được xem là bản dịch đầu tiên do sự tồn tại của băng thử nghiệm không được nhiều người biết đến ở thời điểm đó.

WonderSwan Color

Bản remake đầu tiên của Final Fantasy II phát hành ngày 3 tháng 5 năm 2001. Thay đổi quan trọng nhất của game là nâng cấp về đồ họa với nhiều chi tiết trong hình ảnh hơn, tân trang lại battlefield và nền các dungeon, độ phân giải cao hơn.

PlayStation

Bắc Mỹ (cũng như phần còn lại của thế giới) lần đầu được chạm tay vào Final Fantasy II là thông qua bản Final Fantasy Origins, bao gồm cả Final Fantasy đầu tiên. Hình ảnh cùng gameplay gần như tương tự trên WSC, độ phân giải tăng không đáng kể. Vì máy PlayStation có khả năng xử lí cao hơn nên một vài chi tiết mới được thêm vào như 2 cảnh FMV, Bestiary, triển lãm ảnh của Yoshitaka Amano cùng bộ ảnh sưu tập item. Game cũng có phần lựa chọn độ khó Easy và Normal.

Một cảnh battle trong Origins

Gameboy Advance

Final Fantasy II một lần nữa đi kèm với Final Fantasy cho bản trên máy cầm tay GBA, trong bộ sưu tập Dawn of Souls. Trong phiên bản này, một vài điều chỉnh cho hệ thống chỉ số level đã được thực hiện, bao gồm bỏ khả năng hủy bỏ hành động cho phép người chơi nhận được điểm cộng cho những hành động được hủy bỏ có chủ đích, và loại bỏ việc giảm chỉ số. Như trong Final Fantasy, người chơi được cung cấp 3 slot lưu game và trò chơi có thể lưu ở bất cứ địa điểm nào trừ lúc battle. Thiết kế chân dung của Yoshitaka Amano được sử dụng trong các khung đối thoại.

Bestiary trên GBA

Bản Dawn of Souls của Final Fantasy II được thêm vào dungeon Soul of Rebirth, chỉ có thể chơi sau khi đánh bạn trùm cuối. Dungeon bao gồm khá nhiều khu vực và một thành phố. Những nhân vật có thể điều khiển là những người đã chết trong cốt truyện chính: Minwu, Josef, Ricard, Scott. Cần phải có một file save thêm khi chơi phần dungeon này.

PlayStation Portable

Final Fantasy II còn được chuyển sang PSP trong bộ Final Fantasy 20th Anniversary. Âm nhạc trong phần này tương tự như Final Fantasy Origins. Đồ họa được nâng lên độ phân giải cao hơn. Lời thoại giống như bản Gameboy Advance ngoại trừ những dungeon đặc biệt dành riêng cho bản đó, những phim FMV, triển lãm ảnh trong Final Fantasy Origins được sử dụng lại cùng bộ 3 dungeon mới Arcane Labyrinth. Sau khi hoàn thành game, người chơi được đưa ngay đến phần Arcane Sanctuary, đối mặt với nhiều boss mới. Bản này còn có thêm lệnh “Defend” trong menu battle, lệnh này giúp nhân vật chặn đòn đánh của đối phương bằng khiên nếu được trang bị.

Bản dành cho iOS/Android

Square Enix đã công bố 2 phiên bản Final Fantasy đầu tiên cho iOS. Cả 2 game có đồ họa tương tự bản Anniversary cùng các dungeon đặc biệt. Gameplay của Final Fantasy gần như giữ nguyên từ bản PSP trong khi Final Fantasy II thêm một số đặc điểm mới. Tuy nhiên, tuỳ chọn đổi màu cửa sổ đã bị loại bỏ và tính năng Art Gallery cũng không thể mang sang smartphone được. 2 phiên bản phát hành ngày 25 tháng 2 năm 2010 cho iPhone và iPod Touch, tương thích với cả iPad.

Cảnh battle trên iOS

Sau đó đến năm 2012, Matrix Software đã mang Final Fantasy II đến với người dùng Android. Hiện nay các bản dành cho di động của game vẫn được cập nhật thường xuyên.

Tiểu thuyết

Final Fantasy II, cùng với Final Fantasy III, Final Fantasy IV, Final Fantasy IV: The After Years, Final Fantasy XI, Final Fantasy: Unlimited và Final Fantasy: The Spirit Within là một trong số các thành viên của series được chuyển thể thành truyện. Tiểu thuyết của game có tựa đề Final Fantasy II Muma no Meikyū (ファイナルファンタジーII 夢魔の迷宮, Final Fantasy II Nightmare’s Labyrinth), chỉ được xuất bản tại Nhật. Nó được tác giả Kenji Terada chắp bút và hãng Kadokawa Shoten độc quyền xuất bản.

Nhân sự kiện kỷ niệm 25 năm dòng game Final Fantasy, Square Enix đã cho phát hành bản tiểu thuyết của 3 game Final Fantasy đầu tiên với tên gọi Novel Final Fantasy I, II, III Memory of Heroes, ra mắt mùa thu năm 2012.

BOX-ART

MỘT SỐ THÔNG TIN BÊN LỀ

– Final Fantasy II đứng thứ 2 trong số các game thuộc main series có thời gian nhận được bản tiếng Anh lâu nhất. Game phát hành lần đầu vào năm 1988 và phiên bản Anh ngữ đầu tiên được ra mắt vào năm 2003. Khoảng cách 15 năm này chỉ đứng sau Final Fantasy III khi game mất tới 16 năm mới được bản địa hoá.

– Final Fantasy II không có nhiều chi tiết gợi nhớ đến người tiền nhiệm nhưng nó được nhắc tới trong Final Fantasy IX. Eidolon Ramuh đã kể một câu chuyện về cuộc chiến tranh giữa các quốc gia và một người đàn ông đã hi sinh thân mình để cứu một nhóm nghĩa quân trẻ tuổi, giúp họ tiếp tục hành trình chiến đấu chống lại Đế quốc. Nhân vật này không ai khác chính là Josef và hành động của ông trong Final Fantasy II.

– Đây là game Final Fantasy đầu tiên có hình chân dung nhân vật biểu lộ cảm xúc.

– Trong Final Fantasy IV: The After Years, Beelzebub, Astaroth, King Behemoth và Iron Giant (các con trùm trong Pandaemonium) là các vệ thần bảo vệ cho crystal ở True Moon.

– Đây là game Final Fantasy đầu tiên bắt buộc người chơi phải thua trong một trận đánh (ngay trận chiến đầu tiên).

Source Final Fantasy Wikia
You might also like
Leave A Reply

Your email address will not be published.